top of page
  • Writer's pictureHoàng Nga

Hãy thay lens cho nhãn quan của bạn!

Mỗi ngày chúng ta đều có thể nhận ra những bài học mới và trải nghiệm sống mới cho mình. Và với những điều ta vẫn tin là tốt có thể có những góc khuất mà ta chưa nhận ra và chính điều đó đang giới hạn cuộc sống của ta, hay những điều trông thì tiêu cực nhưng lại giúp chúng ta cảm nhận cuộc sống ở một góc độ khác.



Khi chúng ta tập trung vào điều gì thì những điều đó sẽ là chất liệu tạo nên hiện thực cuộc sống của mình. Và không bao giờ là muộn để chúng ta tinh chỉnh mắt lens của mình, mở rộng nhãn quan, nhìn sâu hơn, nhìn rộng hơn hay focus hơn vào tiêu điểm.. quyền chọn lựa là của mình, và với mỗi sự lựa chọn, bức hình của chúng ta tạo ra sẽ hoàn toàn khác.

 

☘️ Thật tốt khi ta lý giải được các vấn đề trong cuộc sống vì nó cho ta cảm giác làm chủ tình huống. Và có nhiêu khi chúng ta bị mắc vào cái 'bẫy lý giải', vì khi gắng tìm cách lý giải cho tình huống, ta có thể rơi vào tình trạng ngụỵ biện cho hành vi của mình. Thậm chí có nhiều người còn tự phát huy 'năng lực lừa dối bản thân' cả đời mình... như cho rằng 'mình che giấu việc bị chồng bào hành là tốt cho hình ảnh gia đinh', 'mình phải tỏ ra mạnh mẽ, để không làm bố mẹ lo', cho đến khi họ không thể chịu đựng được khi cảm xúc chất chứa từ bấy lâu vỡ oà.


Những lúc này hãy chỉnh lens của bạn, thay vì hướng ra bên ngoài thì hãy hướng vào bên trong, hướng trọng tâm vào tiêu điểm của vấn đề, và tự hỏi mình: 'khi không cần lời biện mình, mình đang cảm thấy điều gì lúc này?'


☘️ Có những nhân vật trong truyện cổ tích dân gian bị 'đả phá' là 'ác' và có rất nhiều người trong số chúng ta khi đọc truyện cho con đã thay đổi nội dung của truyện cổ tích theo hướng 'tích cực hơn' vì cho lo ngại rằng viêc Gretel đẩy mụ phù thuỷ vào lò nướng (Grimm, Hansel and Gretel) hay cô Tấm bỏ Cám vào lọ mắm sẽ tạo ra hành vi bạo lực cho con trẻ. Nếu nghiên cứu sâu về quá trình phát triển của trẻ nhỏ, chúng ta sẽ thấy rằng mình đã rơi vào cái 'bẫy đạo đức' và trẻ em ở lứa tuổi nhỏ không ý thức được những rào cản đạo đức mà người lớn đặt ra như một 'thông lệ xã hội'. Các con chỉ đơn giản thấy truyện cổ tích nuôi dưỡng trí tưởng tượng tự do của mình, và có tác động vô cùng dễ dàng, tạo cảm xúc tích cực khi cái ác bị trừng phạt, và một cái kết đẹp diễn ra cho con.


Khi đối diện với trẻ em, hãy tìm cách để nhìn thế giới ở góc nhìn trẻ thơ. Lens của bạn giờ đây, thay vì bó buộc trong hàng rào đạo đức mình tự tạo ra và sự sợ hãi vì những trải nghiệm quá khứ, có thể được điều chỉnh để trở thành bức tranh toàn cảnh và có cả những đám mây hồng trên bầu trời. Hãy tin rằng khi ta không 'bi kịch hoá' và đưa cảm xúc cá nhân của mình vào câu truyện, các con sẽ đón nhận các tình tiết theo góc nhìn riêng của con một cách rất thú vị.


☘ Trong một cuộc hội thoại, chúng ta đều có thôi thúc hoà hợp và kết nối với dòng chảy hội thoại cùng mọi người. Chúng ta lo lắng khi mình không biết đóng góp điều gì, không mở lời ra nói được. Và nhiều người trong số chúng ta cũng lại vô lo khi cho phép mình cho ý kiến ở mọi nơi mọi chỗ. Đó là khi ta bị rơi vào cái 'bẫy cho ý kiến'. 'Tôi phải nói gì đó' (I have to say something) thay vì 'tôi cần nói điều này' (I have something to say).


Nếu chúng ta bắt đầu nghe thấy từng lời nói của mình và tác động của chúng đến với những người xung quanh, xin chúc mừng bạn, bạn đã làm chủ cái nút vặn volumn của mình. Và hãy chỉnh lens thật tinh tường, nhạy bén để quan sát được cả cảm xúc của những người xung quanh, và vặn to, vặn nhỏ, hay tắt tiếng cái volumn của mình khi cần :).


☘ Tôi tự hỏi mình khi xem bức hình dưới đây: 'lúc đó không biết mình đang chỉnh lens để chụp loại bánh gì?' :)



63 views0 comments

Recent Posts

See All
Post: Blog2_Post
bottom of page